Tháp Bà Ponagar thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa .Ngôi đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 50m so với mực nước biển, ở cửa sông Cái, cách trung tâm TP Nha Trang khoảng 2km về phía bắc
Tháp bà Ponagar được xây dựng như thế nào
Tháp bà Ponagar (Tháp Thiên Y Thánh Mẫu) được xây dựng trong khoảng từ thế kỉ thứ 7 vào thời kỳ đạo Hinđu (Ấn Độ giáo) đang trong giai đoạn cực thịnh tại vương quốc Champa cổ. Vốn dĩ, tên chính xác và đầy đủ của tháp Bà Po Nagar là Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Inư, Ana trong tiếng Chăm, Eđê, Jarai có nghĩa là giống Cái, tên đầy đủ là Po Inư Nagar, hay còn gọi là Po Anagar).
Nhưng vì thói quen đọc trại của người Việt nên từ Yang Pô Ana Gar người ta đã đọc thành thành Ponagar. Đây cũng là tên của một vị nữ vương là Po Inư Nagar – mà người Champa coi là vị thần tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quí, cây cối và lúa gạo, đồng thời cũng là vị thần tạo dựng nên sự sống và dạy dỗ con dân lao động mưu sinh trong đời sống hằng ngày. Khác với người Chăm xem Yang Po Inư Nagar là một vị thần bảo hộ, mẹ xứ sở của toàn vương quốc Chămpa. Thì người Việt xem Yang Po Inư Nagar là bà chúa Ngọc, Bà Đen hay Thiên Y Thánh Mẫu A Na.
Xem thêm: Truyền thuyết Tháp Bà Ponagar
Những nét đặc trưng của tháp bà Ponagar
Tháp thờ chính của dãy phía trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, còn được gọi là tháp Po Nagar hay tháp Bà. Đây quả thực là một kiệt tác về nghệ thuật điêu khắc của cư dân Chămpa cổ, là sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và kỹ thuật chạm nổi.
Bên trong tháp khá tối và lạnh, phía cuối tháp có một bệ thờ bằng đá ở ngay dưới tượng Bà Ponagar mười cánh tay (hai bàn tay ở dưới đặt lên trên hai đầu gối, các bàn tay còn lại sẽ cầm những vât dụng như đoản kiếm, mũi tên, chùy, cây lao ở bên phải và chuông, đĩa, cung, tù và ở bên trái). Xung quanh di tích hiện nay còn có một số tượng người, tượng thú…
Trên đỉnh tháp là tượng thần Shiva cưỡi ngưu thần Nandin, và các tượng linh vật khác như thiên nga, dê, voi… Mặt ngoài tường tháp được trang trí với những hình điêu khắc vào đá như vũ công, người chèo thuyền, xay gạo, đi săn…Điều đặc biệt trong xây dựng Tháp Bà Ponagar là những viên gạch xây chồng khít lên nhau mà không cần bất kỳ một loại chất kết dính nào, đây là bí ẩn mà cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa khám phá ra.
Xem thêm: Khám phá tour Hòn Tằm Nha Trang
Những nghi thức long trọng
Hàng năm, lễ hội vía Bà diễn ra rất trọng thể với nhiều nghi thức, trình diễn nghệ thuật để tỏ lòng biết ơn công đức của bà Mẹ xứ sở”.
Đối với người dân Nha Trang, Bà Ponagar được xem là vị thần/Mẫu Mẹ rất linh thiêng trong tín ngưỡng và độ trì cho người dân và vùng đất Nha Trang được yên bình, người ta truyền tai nhau rằng Nha Trang sát biển Đông mà ít khi xảy ra bão to cũng 1 phần là do Bà làm giảm nhẹ hoặc là đẩy những cơn bao lệch ra khỏi địa phận Nha Trang.
Bài viết liên quan: Nhà Thờ Đá Nha Trang