Tháp bà Ponagar Nha Trang với những giá trị văn hóa và lịch sử của Vương quốc Chăm, khu di tích này chắc chắn là một trong những địa điểm phải đến trong danh sách những điều nên làm ở Nha Trang
Lịch sử quần thể kiến trúc tháp bà Ponagar Nha Trang
Nằm trên đỉnh núi Cù Lao gần cửa sông Cái, Tháp Bà Ponagar Nha Trang là một phần trong quần thể di tích lịch sử vĩ đại nhất trên lãnh thổ Champa xưa với kiến trúc với nhiều ảnh hưởng đáng kể của Ấn Độ giáo.
Toàn bộ quần thể kiến trúc được ước tính xây dựng từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 13 để thờ YanPoNagar, người được xác định là phụ nữ của các nữ thần Hindu: Bhagavati và Durga, và được gọi là Thiên Y Thánh Mẫu trong tiếng Việt . Đây đã trở thành một điển hình độc đáo của một nền văn hóa tập thể – Champa, được tạo nên bởi sự giao hòa giữa hai nền văn hóa Việt cổ và Ấn Độ.
Di sản quốc gia ở Khánh Hoà được xây dựng trước đây có 6 ngôi tháp, nay chỉ còn 4 ngôi tương đối hoàn chỉnh: Tháp Chính thờ Nữ thần Ponagar, cao khoảng 23 m, có quy mô lớn nhất, mang đặc trưng tiêu biểu của tháp Chăm truyền thống.
Tháp nam thờ thần Shiva. Tháp đông nam thờ thần Skanda (thần tượng trưng cho sức mạnh và chiến tranh). Tháp tây bắc thờ thần Ganesa (thần mình người đầu voi, tượng trưng cho may mắn và hạnh phúc).
Quần thể kiến trúc này được xây dựng bằng gạch nung ở nhiệt độ cao, xốp, nhẹ và thoát nước rất nhanh, nên hầu như không có rêu bám.
Các viên gạch liền mạch, khít với nhau và không để lộ mạch kết dính. Đây là nét độc đáo của kỹ thuật nung gạch và xây dựng tháp Chăm, nhưng đã bị thất truyền.
Bài viết liên quan: Top 7 địa Điểm du lịch Nha Trang nổi tiếng
Tháp bà Ponagar Nha Trang với những truyền thuyết
Theo truyền thuyết, ngày xưa ở núi Đại An (Đại Điển) có 2 vợ chồng tiều phu không biết từ đâu đến cất nhà và làm rẫy trồng dưa nơi triền núi. Suốt một thời gian dài, hễ trái dưa nào chín tới đều bị mất. Thế là ông lão bỏ thời gian ngồi quan sát. Sau 1 vài ngà, ông bắt gặp một cô bé khoảng 9-10 tuổi hái dưa rồi chơi đùa dưới trăng. Thấy cô bé dễ thương, ông nhận về nuôi và thương yêu như con ruột.
Hôm đó, trời mưa to gió lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã, cô bé lấy đá chất thành ba hòn dã sơn và hái hoa lá cắm vào rồi đứng ngắm làm vui. Cho rằng hành vi của con không hợp với khuê tắc, ông tiều lớn tiếng rầy la. Không ngờ cô bé là tiên giáng trần buồn nhớ cảnh bồng lai. Đang buồn lại chợt nhìn thấy một khúc kỳ nam theo nước trôi đến, thiều nữ bèn hiến thân vào khúc kỳ nam cho sóng đưa đẩy.
Khúc Kỳ Nam trôi ra biển rồi tấp vào nơi gần cung đình, hương toả ngào ngạt. Người dân trong vùng lấy làm lạ kéo đến xem. Thấy gỗ tốt, họ bèn xúm vào khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không khiêng nổi.
Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn bèn tìm đến xem hư thực và giơ tay nhấc thử. Thật kỳ lạ khi khúc gỗ bỗng nhẹ như tờ giấy, chàng liền đem về cung và nâng niu như báu vật.
Một đêm, dưới ánh trăng mờ, thái tử thấy có bóng người thấp thoáng nơi để khúc Kỳ Nam, nhưng lại gần xem thì tứ bề vắng vẻ, chỉ phảng phất mùi hương từ khúc kỳ nam bay ra. Những đêm sau đó, thái tử vẫn tiếp tục theo dõi…
Rồi một đêm, chàng thấy từ trong khúc Kỳ Nam bước ra một giai nhan tuyệt sắc. Chàng vụt chạy đến, ôm choàng lấy giai nhân. Không biến kịp vào khúc Kỳ Nam, giai nhân đành theo thái tử về cung và cho biết tên là Thiên Y Ana. Thái tử thấy nàng Ana xinh đẹp khác thường bèn tâu phụ hoàng xin cưới làm vợ.
Hai vợ chồng sống rất hạnh phúc, sinh được hai con – một trai một gái, dung mạo khôi ngô tuấn tú. Một hôm, nỗi nhớ quê hương thúc giục, Thiên Y bế hai con nhập vào kỳ nam trở về làng cũ.
Núi Đại An còn đó, nhưng vợ chồng ông tiều phu đã về cõi âm. Thiên Y xây đắp mồ mả cho cha mẹ nuôi và sửa sang nhà của để phụng tự. Thấy nhân dân địa phương còn lạc hậu, bà dạy cày cấy, kéo vải, dệt sợi và đặt ra các lễ nghi…
Từ đó, ruộng nương luôn tươi tốt, đời sống nhân dân mỗi ngày một thêm phong lưu. Đến một ngày, có con chim hạc từ trên mây bay xuống, Thiên Y cùng hai con cưỡi hạc bay về trời… Nhân dân nhớ ơn bà đã xây tháp tạc tượng thờ phụng, và mỗi năm vào ngày 23/3 Âm lịch đều làm lễ dâng hoa.
Truyền thuyết đã khép lại từ rất lâu rồi, chỉ còn lại đây những suy tư hoài vọng của những người vãn cảnh. Ngồi bên tháp, gió từ tả ngạn sông Cái Nha Trang thổi vào lòng lộng, xua tan đi những ý nghĩ mơ hồ để trở về với Tháp Bà. Chiếc cầu Bóng xinh đẹp vẫn đang ngày ngày nhìn những dòng nước chảy và vẫn luôn dõi theo từng thay đổi của thời gian. Cạnh đó là xóm Cồn, xóm Bóng thơ mộng đã đi vào thơ ca nhiều thế hệ.
Ðến tham quan Tháp Bà Ponagar Nha Trang, ngoài việc tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc, tâm linh, du khách còn có dịp thưởng thức những vũ điệu Chăm-pa do đội múa dân tộc Chăm biểu diễn. Những vũ điệu Chăm-pa làm đắm say du khách, tạo cho họ ấn tượng đẹp khi đến với nơi tôn kính này.
Champa và những thần thoại
Nữ vương Po Nagar – còn gọi là Yan Pu Nagara, Po Ino Nagar hay Bà Đen (nguời Việt Nam gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana) – là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra trái đất, sản sinh gỗ quí, cây cối và lúa gạo.
Bà có 97 chồng, trong đó chỉ một mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn cả. Bà có 38 người con gái, tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong đó có ba người được người Chăm chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phụng cho tới ngày nay: Po Nagar Dara, nữ thần Kauthara (Khánh Hòa); Po Rarai Anaih, nữ thần Panduranga (Ninh Thuận) và Po Bia Tikuk, nữ thần Manthit (Phan Thiết).
Tương truyền, tượng bà Thiên Y Thánh Mẫu Ana theo tín ngưỡng phồn thực của người Chăm, không có quần áo. Po Nagar hiện nay được người Việt Nam sử dụng, nhưng đã cho nữ thần ăn mặc theo kiểu Phật. Ngôi đền này cũng nổi tiếng đối với các du khách.
Khách du lịch đến Nha Trang, Tháp bà Ponagar luôn là nơi tham quan của du khách.
Tham khảo thêm